Người dùng mạng xã hội cần chọn lọc thông tin – Nói không với 'Fake News'

Người dùng mạng xã hội cần chọn lọc thông tin – Nói không với 'Fake News'

Không thể phủ nhận vai trò tích cực của MXH trong việc kết nối, chia sẻ, tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng, hiệu quả. Thế nhưng khi người dùng MXH một cách vô trách nhiệm, tin vào những bài viết đưa ra những định hướng sai lệch làm cho người đọc có những hướng sai lệch hay còn vượt ra khỏi khuôn khổ pháp luật thì những hệ lụy mà tin giả gây ra là không hề nhỏ.

Việc tiếp nhận thông tin trên mạng xã hội để cập nhận thông tin nhanh chóng giúp chúng ta cập nhật thông tin tốt hơn thì bên cạnh đó chúng ta cần đọc và tham khảo nhiều thông tin khác nhau nhầm đưa ra những lựa chọn tốt nhất cho những nhận định vấn đề của một tiêu điểm nào đó có cái nhìn tích cực hơn và hiệu quả hơn. 

Tin giả thì thường rất giật gân để lừa người đọc, người xem chia sẻ, bình luận, từ đó lan truyền một cách không tưởng. Thực tế cho thấy, việc đăng tin không đúng sự thật chủ yếu được thực hiện phổ biến thông qua MXH. Các sự kiện, vụ việc được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: văn bản, hình ảnh, video clip,… nhưng được chỉnh sửa, cắt ghép và đăng tải trên các trang thông tin không chính thống hoặc qua các nền tảng MXH: Facebook, YouTube, Twitter, Instagram, Zalo,… Các đối tượng tán phát tin tức giả có nhiều mục đích khác nhau: tài chính, hạ uy tín cá nhân, tổ chức hay chỉ đơn giản là thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng để câu like, câu view.

Tin giả lan truyền theo kiểu “tiếng lành đồn xa, tiếng xấu đồn còn xa hơn”, một lượt xem, lượt like, lượt share vì tò mò hay bất cứ lý do gì đều tạo môi trường để tin giả có đất “dụng võ”. Những tin giả luôn biết cách đánh vào sự tò mò, quan tâm của dư luận, luôn ẩn mình dưới lớp từ ngữ rất “kêu”, giọng điệu “chảnh chọe”.

Tăng sức đề kháng, trước “ma trận” thông tin

Người sử dụng MXH có thể tự bảo vệ chính mình bằng cách suy nghĩ cẩn thận trước khi “like”, “share”, “comment” và hãy luôn tự hỏi nguồn tin này có đáng tin cậy không? Nó có uy tín và đã được kiểm duyệt chưa? Liệu có thể tìm thấy thông tin này từ nguồn báo chí chính thống hay không?; Kiểm tra thông tin minh họa, hình ảnh, đường liên kết xem thông tin có thật sự hữu ích?.

Hãy tỉnh táo phân biệt được đâu là tin thật, đâu là trò đùa của cư dân mạng. Kiểm tra nhanh xem tác giả bài viết có đáng tin cậy không? Cẩn thận với các tin tức cũ bị đăng lại, chưa chắc chúng có liên quan đến sự việc hiện tại; tiêu đề có thể giật tít để thu hút người đọc. Cần kiểm chứng nguồn tin, xem thông tin đó đến từ nguồn nào, nếu đến từ một người lạ, thông tin không rõ ràng cần cảnh giác.

Xác định rõ báo chí chính thống phải là “hạt nhân” dẫn dắt thông tin, định hướng thông tin trên MXH, lấy cái đẹp dẹp cái xấu, lấy tích cực để đẩy lùi tiêu cực. Do đó việc đẩy mạnh thông tin nhanh, kịp thời, chính xác là đều tiên quyết, nhất là các vụ việc, sự kiện “nóng”, được dư luận đặc biệt quan tâm. Qua đó sẽ định hướng, dẫn dắt thông tin trên MXH, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tin giả, tin tiêu cực.

Viết bình luận của bạn: